Bongdalu : V.Leauge – Giải bóng đá vô địch lớn nhất  Việt Nam 

V.League là giải bóng đá chuyên nghiệp lớn nhất tại Việt Nam.Đối với những người đam mê và yêu thích bộ môn thể thao này thì đã quen thuộc với những giải bóng đá trong nước. 

Nhưng đối với nhiều người mới biết đến bóng đá còn chưa hiểu hết thể lệ, cách tính giải của các giải bóng đá của nước ta. 

Vì vậy, hãy cũng Bongdalu2 tìm hiểu về giải bóng đá vô địch của Việt Nam. Đây là giải bóng chứng minh được sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của nền bóng đá nước ta.

Đôi nét về V.League

Trước khi tìm hiểu về một giải bóng chúng ta cần biết giải bóng V.League là gì? Đây là giải vô địch quốc gia Việt Nam được giới nhận định bóng đá coi là giải đấu cao nhất trong hệ thống bóng đá nước ta. Hiện nay đang được quản lý bởi Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

Hiện nay có 14 đội tham gia giải bóng. Đội vô địch sẽ giành được tấm vé tham gia AFC Champions League. 

Theo thể lệ hiện nay, đội đứng cuối bảng sẽ xuống giải hạng nhất quốc gia, còn đội đứng áp chót sẽ thi đấu trận play-off để tranh suất cuối cùng tham dự V.League mùa giải tiếp theo.

Cơ sở hình thành và phát triển giải V.League 

Giải đấu được hình thành vào năm 1980 được gọi với cái tên giải bóng đá A1 toàn quốc với sự tham dự của 17 đội bóng và chia ra 3 khu vực khác nhau. 

Đội bóng đứng đầu mỗi khu vực sẽ có được tham gia vòng chung kết để tìm ra nhà vô địch. Và đội Tổng Cục Đường Sắt là nhà vô địch đầu tiên của quốc gia. 

Đến năm 1990, giải được đổi tên thành “Giải đội mạnh toàn quốc”. Từ năm 1996-2000 đổi tên thành “Giải hạng nhất quốc gia”. Và từ mùa giải 2000-01 đến năm 2011, giải bóng chính thức chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp và đổi tên là V.League như hiện nay.

Không chỉ thay đổi về tên giải bóng cũng có 3 lần thay đổi về mặt thể thức thi đấu. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1995, thể thức thi đấu theo khu vực địa lý. 

Đặc biệt năm 1996, với 12 đội tham gia đánh vòng tròn 2 lượt. Sau khi đấu xong 2 lượt đi và về, 6 đội đứng đầu bảng sẽ tham gia tranh chức vô địch, 6 đội đứng cuối bảng sẽ thi đấu để tìm ra 2 đội xuống hạng. 

Còn từ năm 1997 cho đến ngày nay thì thể thức thi đấu 2 lượt vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, mỗi mùa giải có số lượng đội tham dự khác nhau. Vì vậy căn cứ theo số đội tham gia mà tìm ra từ 1-3 đội xuống hạng khi kết thúc giải. 

Ngoài ra còn có sự thay đổi về số lượng đội bóng tham gia. Lúc dao động từ 16-20 đội nhưng có lúc lên đến 32 đội như năm 1989. Mãi cho đến khi V.League ra đời, con số này đã còn từ 10-14 đội. Và đến nay giữ con số ổn định là 14 đội tham gia. 

Đến năm 2011, do nhiều biến động xảy ra, các câu lạc bộ tại V.League,đại diện VFF và giải hạng nhất đã quyết định xin cấp phép hoạt động cho VPF. 

Năm 2012 đã đổi tên thành Super Liga nhưng nhận sự phản đối của VFF và tổng cục thể dục thể thao nên đổi tên lại thành V.League 1 và V.League 2 là giải hạng nhất. 

Luật thi đấu của giải bóng V.League có gì đặc sắc?

Như trình bày ở trên, từ trước năm 1995, thể thức thi đấu là theo khu vực. Đến năm 1996, là thi đấu vòng tròn 2 lượt. Trong đó,6 đội đứng đầu bảng sẽ tham gia tranh chức vô địch, 6 đội đứng cuối bảng sẽ thi đấu để tìm ra 2 đội xuống hạng.

Nhưng từ năm 1997 thì thể thức 2 lượt đi về đã áp dụng và không thay đổi. Hiện nay giải bóng V.League vẫn thi đấu theo thể thức 2 lượt đi và về hay mỗi đội phải tham gia 26 trận đấu. Mỗi mùa giải sẽ thường bắt đầu từ tháng 2,3 và kết thúc tháng 10,11. 

Đội đạt vô địch sẽ giành vé tham dự AFC Champions League, đội cuối bảng sẽ đấu ở giải hạng Nhất trong mùa giải tới.Đội đứng áp chót và đội nhì bảng giải hạng Nhất sẽ đấu trận play-off để tìm ra đội cuối cùng tham dự V.League mùa giải tiếp theo.

Cách tính điểm qua các vòng đấu

Những mùa giải trước năm 1996, cách thức tính điểm mỗi trận thắng là 2 điểm, trận hòa là 1 điểm và trận thua là không có điểm theo.

Nhưng đối với một số năm có một số ngoại lệ. Ví dụ như giai đoạn năm 1993 đến 1995 nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút thi đấu thì chuyển sang đá luân lưu để chọn đội thắng.

Và từ năm 1997 cho đến nay hệ thống tính điểm thắng-hòa-thua theo tỷ lệ điểm 3-1-0. Căn cứ theo điểm số của mỗi đội để xếp hạng chung cuộc theo thứ tự điểm từ cao đến thấp.

Trong trường hợp có 2 hay nhiều đội có cùng số điểm thì cần dựa trên 3 tiêu chí sau để xét duyệt: tổng số bàn thắng, hiệu số giữa bàn thắng bàn thua, kết quả trận đối đầu trực tiếp. 

Viết một bình luận